Tóc Rễ Tre Là Gì? Cách Làm Tóc Rễ Tre Mềm Nhanh Chóng, Hiệu Quả

Tóc rễ tre là một trong những dạng tóc "khó chiều" nhất, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu độ ẩm tự nhiên hoặc yếu tố di truyền. Tuy không gây hại trực tiếp đến sức khỏe, nhưng tóc rễ tre lại ảnh hưởng lớn đến sự tự tin của nhiều chị em. Vậy tóc rễ tre là gì? Làm sao để mái tóc trở nên mềm mượt và dễ vào nếp hơn? Cùng Palmolive tìm hiểu ngay nhé!
>>> Xem thêm bài viết:
Tóc ngứa là gì? Có nên nhổ bỏ không? Cách điều trị an toàn, hiệu quả
Bật Mí 7 Cách Làm Tóc Mượt Mà, Không Bị Rối, Hiệu Quả Tại Nhà
Tóc rễ tre là gì?
Tóc rễ tre là loại tóc có cấu trúc bất thường, xuất hiện các đốt nhỏ tương tự thân cây tre, khiến sợi tóc trở nên thô cứng và gồ ghề. Tình trạng này xuất phát từ sự phân bố không đồng đều của Keratin – loại protein chính quyết định độ chắc khỏe và mềm mại của tóc. Khi quan sát dưới kính hiển vi, sợi tóc rễ tre không có bề mặt mượt mà như tóc thường mà xuất hiện nhiều chỗ phình to và nhô lên.
Những người có mái tóc rễ tre thường gặp khó khăn trong việc chăm sóc và tạo kiểu, bởi sợi tóc vừa dày vừa khô ráp, dễ rối và gãy rụng. Ngoài ra, tình trạng này đôi khi còn xuất hiện ở cả lông mày hoặc lông mi, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc tóc xơ rối, chẻ ngọn với 5 bước

Đặc điểm của tóc rễ tre
Tóc rễ tre có cấu trúc đặc biệt với nhiều điểm yếu nằm dọc theo thân tóc. Các điểm yếu này hình thành do lõi tóc không đều trong khi các phần xung quanh lại cứng và tạo áp lực lên lõi, khiến sợi tóc bị sần sùi, không suôn mượt. Khi quan sát kỹ, bạn có thể thấy sợi tóc xuất hiện các "nút thắt" nhỏ hoặc đường vân sần – dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất của tóc rễ tre.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật khác của loại tóc này:
Sợi tóc to, thô và dựng đứng: Tóc thường không ôm sát da đầu mà dựng lên như gai, gây cảm giác rối và khó vào nếp.
Tóc dễ gãy rụng: Do các điểm yếu nằm dọc thân tóc, sợi tóc rất dễ bị đứt gãy, đặc biệt là khi chải đầu hoặc tác động nhiệt.
Khó mọc dài: Tình trạng gãy rụng liên tục khiến tóc khó phát triển đến độ dài mong muốn.
Tóc mọc thưa: Người có tóc rễ tre thường có mật độ tóc không dày, dễ lộ da đầu.
Bề mặt tóc khô: Do lớp biểu bì tóc không đều, tóc thường thiếu độ bóng và trông xơ xác.
>>> Xem thêm: 10 Cách làm tóc nhanh dài chỉ trong 1 đêm, cấp tốc cho nữ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc rễ tre
Tóc rễ tre không phải là hiện tượng hiếm gặp, và nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguồn gốc của tình trạng này sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp chăm sóc và phục hồi phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Do di truyền
Nguyên nhân phổ biến và khó khắc phục nhất của tóc rễ tre là yếu tố di truyền. Ngay từ khi còn nhỏ, sợi tóc đã có xu hướng dày, cứng, thô và mọc dựng đứng. Trong trường hợp này, tóc rễ tre là một đặc điểm tự nhiên của cơ thể, không phải là bệnh lý.
Do hội chứng Netherton
Trong một số trường hợp, tóc rễ tre là dấu hiệu điển hình của hội chứng Netherton – tình trạng rối loạn da liễu di truyền hiếm gặp. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phổ biến và thường đi kèm với các triệu chứng da liễu nghiêm trọng khác. Netherton không chỉ gây tổn thương da, khiến da khô rát, bong vảy mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, khiến tóc trở nên thô ráp và có dạng nút thắt đặc trưng.
Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Chế độ ăn uống mất cân bằng là một trong những nguyên nhân khiến tóc dần trở nên khô xơ, yếu ớt. Khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, protein, vitamin A, E, B... sợi tóc sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên thô cứng, khó vào nếp và dễ gãy rụng. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, bỏ bữa hoặc uống ít nước cũng góp phần khiến tóc thiếu sức sống và kém phát triển.
>>> Xem thêm: 1 Tuần Tóc Dài Bao Nhiêu Cm? Bí Quyết Giúp Tóc Mọc Nhanh Hơn

Do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
Mái tóc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm môi trường hoặc nước chứa nhiều clo cũng dễ trở nên khô cứng, mất đi độ bóng mượt tự nhiên. Ngoài ra, việc lạm dụng hóa chất trong thuốc nhuộm, ép, uốn hoặc chịu tác động nhiệt từ máy sấy, máy duỗi… sẽ khiến cấu trúc tóc bị phá vỡ, dễ dẫn đến tình trạng tóc rễ tre.
Thêm vào đó, thói quen buộc tóc quá chặt, dùng kẹp ghim nhiều hoặc tạo kiểu gây căng da đầu trong thời gian dài cũng làm tóc yếu đi và dễ gãy ở phần thân giữa , là đặc điểm thường gặp ở tóc rễ tre.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc tóc uốn, giữ nếp lâu
Những cách chăm sóc tóc rễ tre hiệu quả
Tuy không thể thay đổi cấu trúc tóc nhưng với thói quen chăm sóc phù hợp, bạn vẫn có thể cải thiện độ mềm mại và giúp tóc trông suôn mượt, khỏe khoắn hơn. Dưới đây là những cách chăm sóc tóc rễ tre đúng cách:
Thường xuyên cắt tỉa tóc
Tóc rễ tre thường khô xơ và dễ gãy rụng nên cắt tỉa tóc thường xuyên là bước chăm sóc quan trọng để duy trì mái tóc khỏe mạnh. Việc cắt tỉa định kỳ giúp loại bỏ phần tóc bị hư tổn, ngăn chặn tình trạng gãy rụng lan rộng và tạo điều kiện cho phần tóc mới phát triển khỏe mạnh hơn.
Thông thường, bạn nên cắt tỉa tóc khoảng mỗi 6–8 tuần tùy theo tình trạng và tốc độ mọc tóc. Tốt nhất, hãy lựa chọn các salon uy tín hoặc thợ có tay nghề để đảm bảo đường cắt đẹp, chính xác và hạn chế tóc bị xơ rối sau khi cắt.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc tóc nhanh dài đơn giản

Giữ tóc và da đầu sạch sẽ
Giữ cho da đầu sạch sẽ là nền tảng quan trọng để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, đặc biệt là với tóc rễ tre vốn dĩ đã khô cứng và dễ gãy rụng. Khi da đầu bị bết dầu, bụi bẩn hoặc tế bào chết dần tích tụ lại khiến các nang tóc bị bít tắc, từ đó cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất và khiến tóc dần yếu đi.
Do đó, bạn nên duy trì thói quen gội đầu đều đặn, kết hợp với tẩy tế bào chết cho da đầu khoảng 1–2 lần mỗi tuần. Việc này giúp làm sạch sâu, thông thoáng nang tóc và hỗ trợ tuần hoàn máu dưới da đầu, tạo điều kiện cho tóc phát triển khỏe mạnh hơn.

Hạn chế cho tóc tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ cao
Tóc rễ tre thường có cấu trúc yếu và dễ bị hư tổn hơn tóc thường. Vì vậy, khi thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao từ máy sấy hoặc máy uốn, tóc càng dễ mất nước và trở nên xơ xác hơn. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị tạo kiểu bằng nhiệt, hoặc nếu cần thiết, hãy để tóc khô tự nhiên một phần trước rồi mới dùng máy sấy ở mức nhiệt thấp.
Tương tự, các loại hóa chất trong thuốc nhuộm hay uốn tóc cũng có thể làm tóc rễ tre tổn thương nghiêm trọng. Hãy ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên và tránh lạm dụng xử lý hóa chất trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đừng quên bảo vệ tóc mỗi khi tạo kiểu bằng nhiệt bằng cách thoa sản phẩm chống nhiệt hoặc dầu dưỡng chuyên dụng.
>>> Xem thêm:
Dầu gội và xả Palmolive® Thiên Nhiên Dưỡng Tóc Siêu Mượt Chiết Xuất Nha Đam
Dầu gội và xả Palmolive® Thiên Nhiên Bảo Vệ Tóc Hư Tổn Chiết Xuất Dầu Argan
Dầu gội và xả Palmolive® Thiên Nhiên Dưỡng Ẩm Bổ Sung Chiết Xuất Sữa Dừa
Sử dụng dầu gội và dầu xả chuyên dụng
Chọn đúng dầu gội và dầu xả là bước chuẩn bị quan trọng giúp cải thiện tình trạng tóc rễ tre. Nên ưu tiên các dòng sản phẩm phục hồi tóc hư tổn, cấp ẩm sâu hoặc làm mềm mượt tóc bởi chúng thường chứa các dưỡng chất như protein, vitamin B5, tinh dầu tự nhiên,… giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong.
Nếu có thể, hãy tìm sản phẩm dành riêng cho tóc khô xơ hoặc tóc rễ tre để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên tránh những sản phẩm có chứa sulfate, paraben hoặc hương liệu tổng hợp vì chúng dễ làm tóc mất đi độ ẩm tự nhiên và gây kích ứng da đầu.
>>> Xem thêm: Các loại sữa tắm Palmolive Naturals tự nhiên
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mái tóc, đặc biệt là với tóc rễ tre. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp tóc được nuôi dưỡng từ bên trong, cải thiện độ bóng mượt và đàn hồi tự nhiên.
Tóc rễ tre thường yếu và dễ gãy, vì vậy, bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt đỏ, cải bó xôi; thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, đậu lăng, hàu; và bổ sung vitamin nhóm B từ ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa. Ngoài ra, cá hồi, bơ, hạt óc chó và các loại hạt chứa omega-3 cũng rất tốt cho việc giữ ẩm và phục hồi độ bóng cho tóc. Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho tóc và da đầu.

Bật mí 8 cách làm mềm tóc rễ tre đơn giản, dễ áp dụng
Ngoài việc duy trì thói quen chăm sóc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm để cải thiện tình trạng tóc ngay tại nhà. Dưới đây là 8 cách làm mềm tóc rễ tre đơn giản:
Dầu dừa dưỡng tóc
Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng kháng khuẩn, giữ ẩm và làm mềm hiệu quả. Loại dầu tự nhiên này giúp làm sạch nhẹ nhàng, hỗ trợ loại bỏ tế bào chết và cung cấp độ ẩm cần thiết cho tóc khô, xơ như tóc rễ tre.
Cách thực hiện: Bạn có thể thoa dầu dừa từ thân đến ngọn tóc, sau đó ủ tóc bằng khăn ấm hoặc nón nilon trong khoảng 1–2 tiếng để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Tiếp theo, hãy gội sạch lại với dầu gội dịu nhẹ và dùng thêm dầu xả như bình thường. Thực hiện đều đặn 2–3 lần mỗi tuần giúp tóc mềm mượt và bồng bềnh hơn.
Lưu ý: Với da đầu, chỉ nên thoa một lượng nhỏ dầu dừa khoảng 15 phút trước khi gội, tránh để quá lâu khiến da đầu bết dính hoặc tắc nghẽn nang tóc. Kết hợp massage nhẹ bằng lược răng thưa để tăng tuần hoàn máu và giúp tóc khỏe hơn từ gốc.
>>> Xem thêm: Cách gội đầu bằng dầu dừa giúp tóc bóng mượt

Dầu ô-liu và sữa chua
Sữa chua chứa axit lactic giúp cấp ẩm, làm dịu da đầu và giảm tình trạng tóc khô cứng, trong khi dầu ô-liu giàu vitamin E hỗ trợ phục hồi sợi tóc hư tổn. Sự kết hợp này là lựa chọn lý tưởng để làm mềm tóc rễ tre tại nhà.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần trộn 1 hũ sữa chua không đường với 1 thìa dầu ô-liu, thoa đều lên tóc và da đầu, ủ khoảng 10–15 phút rồi xả sạch với nước ấm. Áp dụng 1–2 lần mỗi tuần sẽ giúp tóc mềm mại, dễ vào nếp hơn.
Nha đam
Nhờ chứa nhiều vitamin E, C và các chất chống oxy hóa, nha đam giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong, phục hồi sợi tóc yếu, đồng thời cấp ẩm hiệu quả cho mái tóc rễ tre vốn dễ khô và gãy rụng.
Cách thực hiện: Bạn có thể trộn phần gel nha đam tươi với nước sạch và cho vào bình xịt để sử dụng như một loại xịt dưỡng tóc hằng ngày. Ngoài ra, nha đam cũng có thể kết hợp với dầu xả, dầu dừa hoặc các loại mặt nạ tóc thiên nhiên để ủ trong 20–30 phút sau khi gội đầu.
>>> Xem thêm: Top 6 cách gội đầu bằng nha đam hiệu quả

Bơ và dầu ô-liu
Bơ chứa nhiều vitamin A, E cùng các khoáng chất như kali và magie giúp phục hồi lớp biểu bì, củng cố cấu trúc sợi tóc và cải thiện độ đàn hồi. Dầu ô-liu với khả năng dưỡng ẩm và làm mềm vượt trội giúp phần tóc hư tổn trở nên chắc khỏe, suôn mượt hơn.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần nghiền nhuyễn nửa quả bơ chín rồi trộn đều với nửa cốc dầu ô-liu. Thoa đều hỗn hợp lên phần thân và ngọn tóc (tránh phần da đầu), sau đó ủ tóc trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, gội sạch lại bằng dầu gội dịu nhẹ và nước ấm. Kiên trì thực hiện 1–2 lần mỗi tuần sẽ giúp mái tóc dần mềm mại, giảm gãy rụng rõ rệt.
>>> Xem thêm: Các loại sữa tắm Palmolive Naturals tự nhiên
Chuối và dầu ô-liu
Chuối chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như kali giúp cung cấp độ ẩm, đồng thời hỗ trợ cân bằng độ pH cho da đầu. Bên cạnh đó, dầu ô-liu cũng hỗ trợ phục hồi phần tóc hư tổn, giảm gãy rụng và mang lại độ bóng tự nhiên cho mái tóc.
Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn một quả chuối chín, sau đó trộn đều với một thìa dầu ô-liu. Khi thu được hỗn hợp mịn, bạn hãy thoa lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng rồi để yên khoảng 10–15 phút. Cuối cùng, gội sạch lại bằng dầu gội dịu nhẹ và nước ấm.
>>> Xem thêm: 5 tiêu chí chọn dầu gội phục hồi hư tổn hiệu quả

Nước vo gạo và bơ
Từ lâu, nước vo gạo đã được biết đến như một bí quyết làm đẹp truyền thống tại Nhật Bản, nổi bật với khả năng nuôi dưỡng tóc và phục hồi hư tổn. Thành phần nước vo gạo chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E cùng inositol – một hoạt chất giúp phục hồi cấu trúc tóc và thúc đẩy sự phát triển của các nang tóc. Khi kết hợp với bơ, loại quả chứa nhiều các axit béo và vitamin E, bạn sẽ thu được hỗn hợp dưỡng tóc lý tưởng cho mái tóc rễ tre khô cứng.
Cách thực hiện: Ngâm một chén gạo đã vo sạch trong hai ly nước, để qua đêm hoặc ít nhất 8 giờ rồi lọc lấy phần nước. Sau đó, nghiền nhuyễn nửa quả bơ chín và trộn đều với nước vo gạo để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Thoa đều hỗn hợp lên tóc từ chân tới ngọn, ủ khoảng 20–30 phút rồi gội sạch bằng nước ấm. Áp dụng 1–2 lần mỗi tuần sẽ giúp mái tóc rễ tre trở nên mềm mại, bồng bềnh hơn một cách rõ rệt.
Sữa và mật ong
Sữa và mật ong không chỉ là công thức làm đẹp da quen thuộc, mà còn cực kỳ phù hợp với tóc rễ tre. Mật ong chứa nhiều dưỡng chất có lợi, bao gồm một lượng nhỏ keratin tự nhiên, giúp củng cố cấu trúc sợi tóc, giảm gãy rụng và tăng độ đàn hồi. Bên cạnh đó, sữa với thành phần giàu protein, axit amin, vitamin B12 cùng các khoáng chất thiết yếu như sắt và kẽm cũng hỗ trợ nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong.
Cách thực hiện: Trộn đều 1 cốc sữa tươi không đường với 1 thìa mật ong, cho vào bình xịt và xịt đều lên tóc sau khi gội đầu (có thể dùng thay cho dầu xả). Giữ nguyên trong khoảng 10–20 phút rồi xả lại bằng nước ấm. Với tóc dày và khô, bạn nên chọn loại sữa có hàm lượng chất béo cao để tăng hiệu quả dưỡng ẩm.

Dầu ô-liu và dầu dừa
Bộ đôi dầu ô-liu và dầu dừa nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm sâu, giúp phục hồi độ bóng tự nhiên và làm mềm sợi tóc hiệu quả. Dầu dừa thấm nhanh vào thân tóc, cung cấp axit béo thiết yếu, trong khi dầu ô-liu giúp giữ ẩm và bảo vệ tóc khỏi tác nhân gây hại từ môi trường.
Cách thực hiện: Tiến hành trộn 1/2 cốc dầu ô-liu với 1 thìa dầu dừa đã được làm ấm nhẹ. Nhiệt độ ấm giúp các dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong tóc. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên tóc và ủ trong vài giờ. Cuối cùng, gội sạch lại với nước ấm và dầu gội dịu nhẹ. Kiên trì áp dụng 1–2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: 5 Cách Dùng Dầu Dừa Dưỡng Tóc Mềm Mượt, Nhanh Dài Hiệu Quả
Gợi ý các kiểu tóc cho tóc rễ tre nữ
Tóc rễ tre tuy cứng và khó vào nếp, nhưng nếu biết chọn kiểu tóc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể hạn chế các khuyết điểm và khiến mái tóc trông mềm mại, bồng bềnh hơn. Cùng khám phá một vài kiểu tóc rễ tre nữ đẹp và xinh xắn ngay nhé!
Tóc tém
Tóc tém là một trong những kiểu tóc cực kỳ phù hợp với chất tóc rễ tre dày và khó vào nếp. Kiểu tóc này giúp phần tóc đỉnh đầu trông dày dặn, phồng tự nhiên, trong khi phần đuôi được cắt gọn gàng giúp giảm cảm giác rối, che đi khuyết điểm khô cứng của tóc.
Không chỉ mang đến diện mạo cá tính, năng động và hiện đại, tóc tém còn giúp tôn lên đường nét gương mặt. Một điểm cộng lớn khác là kiểu tóc này dễ chăm sóc, không mất nhiều thời gian tạo kiểu. Chỉ cần dưỡng tóc nhẹ nhàng mỗi ngày bằng serum hoặc dầu dưỡng là đã đủ để giữ được độ bóng mượt và bồng bềnh tự nhiên.

Tóc layer nữ
Tóc rễ tre nữ nên cắt kiểu gì thì đẹp? Tóc layer là lựa chọn khá lý tưởng cho những ai có mái tóc rễ tre. Nhờ kỹ thuật cắt tỉa theo từng lớp, kiểu tóc này giúp phân bổ lại độ dày của tóc, làm cho mái tóc nhẹ nhàng và vào nếp hơn. Việc tỉa layer cũng giúp loại bỏ phần tóc chẻ ngọn, giảm tình trạng tóc bị xù.
Không chỉ cải thiện kết cấu tóc, tóc layer còn mang lại vẻ ngoài trẻ trung, mềm mại và thanh thoát. Các lớp tóc ôm nhẹ lấy khuôn mặt giúp tôn đường nét gương mặt, đồng thời tạo cảm giác gọn gàng và hiện đại.

Tóc ngắn uốn cụp
Tóc rễ tre thường có kết cấu sợi dày và gồ ghề, vì vậy để tóc dài sẽ càng dễ lộ nhược điểm và khiến tóc bị kéo nặng, từ đó làm tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn. Kiểu tóc ngắn ngang vai giúp giảm áp lực lên chân tóc, đồng thời phần đuôi được uốn cụp ôm nhẹ vào mặt sẽ che đi phần tóc khô xơ và tạo hiệu ứng mềm mại hơn cho tổng thể mái tóc.
Không chỉ khắc phục khuyết điểm về chất tóc, tóc ngắn uốn cụp còn mang đến vẻ ngoài trẻ trung, thanh lịch và rất dễ phối đồ. Dù bạn theo phong cách nữ tính hay năng động thì kiểu tóc này đều giúp bạn trông gọn gàng, tươi tắn và hiện đại hơn mỗi ngày.

Tóc bob
Tóc bob với độ dài vừa phải và đường cắt gọn gàng là một trong những kiểu tóc giúp "thu gọn" kết cấu của tóc rễ tre một cách khéo léo. Nhờ độ dài ngang cằm hoặc ngang vai, phần ngọn tóc sẽ ít bị xơ rối và dễ vào nếp hơn so với tóc dài..
Không chỉ dễ chăm sóc và tạo kiểu, tóc bob còn mang đến vẻ ngoài cá tính, thời thượng mà vẫn giữ được sự nữ tính, thanh lịch. Bạn có thể để bob thẳng tự nhiên hoặc uốn cụp nhẹ phần đuôi để tăng độ mềm mại và làm gương mặt thêm cân đối, tươi tắn hơn mỗi ngày.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mái tóc rễ tre, từ nguyên nhân hình thành đến các giải pháp chăm sóc đơn giản nhưng hiệu quả. Dù không thể thay đổi hoàn toàn cấu trúc tóc do yếu tố di truyền, nhưng với sự kiên trì, bạn hoàn toàn có thể cải thiện độ mềm mại và chắc khỏe của mái tóc theo thời gian. Đừng quên truy cập vào website của Palmolive Việt Nam để khám phá thêm những mẹo chăm sóc tóc hữu ích nhé!