Tóc ngứa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tóc ngứa xoăn (tóc sâu) hiệu quả

Tóc ngứa là gì? Có nên nhổ bỏ không? Cách điều trị an toàn, hiệu quả



Tóc sâu hay tóc ngứa luôn khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu và muốn nhổ bỏ đi ngay lập tức. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia chăm sóc tóc, việc nhổ tóc sâu mặc dù giúp bạn có cảm giác thoải mái, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương chân tóc, dẫn đến tình trạng tóc khó mọc trở lại. Cùng Palmolive tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng tóc ngứa xoăn và cách điều trị an toàn, hiệu quả qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm bài viết: 

Tóc ngứa xoăn (tóc sâu) là gì?

Tóc ngứa xoăn (hay còn gọi là tóc sâu) là hiện tượng tóc mọc xoăn, cứng, dày hơn so với những sợi tóc bình thường, đi kèm là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu da đầu.  Với một số người, tóc sâu không mọc dài và chuyển nhanh sang màu bạc hoặc nửa bạc. 

Tóc sâu gây khó chịu nhất là vào những ngày nắng nóng oi bức, hoặc khi da đầu tiết ra nhiều mồ hôi và bã nhờn. Đặc biệt, dù tóc ngứa mọc ít hay nhiều cũng sẽ khiến chúng ta muốn nhổ ngay lập tức. Bên cạnh đó, tóc ngứa còn rất dễ gãy rụng, khô xơ, gây mất thẩm mỹ cho mái tóc. 

Tình trạng tóc mọc xoăn ngứa xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên từ 40 tuổi trở đi. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa tóc sâu và tóc bạc, vì có màu giống nhau. Tóc bạc là biểu hiện của sự lão hoá, do giảm các sắc tố melanin và có số lượng nhiều trên vùng da đầu. Do đó, tóc sâu hay tóc ngứa xoăn không phải là tóc bạc.

>>>Xem thêm:

Tóc ngứa xoăn (tóc sâu) là tóc mọc xoăn, cứng, dày

Nguyên nhân mọc tóc ngứa xoăn

Tóc sâu (tóc ngứa xoăn) là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau về tình trạng sức khoẻ tóc và các cơ quan trong cơ thể bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Rối loạn nội tiết tố

Đối với nữ giới sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc và làm tăng nguy cơ làm tóc trở nên yếu, xoăn cứng và dễ gãy rụng. 

Đối với nam giới, nếu lượng testosterone thay đổi bất thường, tăng nhạy cảm với hormone Dihydrotestosterone thì sẽ cản trở sự phát triển của nang tóc, dẫn đến tóc yếu, xoăn và xơ cứng.

Sử dụng nhiều hoá chất làm tóc

Mong muốn sở hữu mái tóc đẹp bằng việc nhuộm, uốn hay duỗi là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, hóa chất và nhiệt độ cao phục vụ việc làm đẹp tóc có thể phá vỡ cấu trúc protein của tóc, dẫn đến tình trạng tóc khô, xơ, chẻ ngọn. Nguy hiểm hơn, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại có thể ngấm sâu vào chân tóc, gây teo nang tóc và đột biến tế bào mầm tóc. Hệ quả là tóc mọc ra sẽ yếu ớt, dị dạng, xoăn, dày và cứng.

>>> Xem thêm: Các loại dầu gội hiệu quả, mang lại mái tóc suôn mượt tự nhiên

 

Tóc sâu mọc do sử dụng nhiều hoá chất làm tóc

Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nội tiết tố và hormone, dẫn đến nhiều vấn đề về da đầu, bao gồm ngứa và mọc tóc xoăn. Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất nhiều cortisol, hormone này có thể làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da đầu bết dính và dễ bị ngứa. Không chỉ vậy, căng thẳng còn dẫn đến rụng tóc, và tóc mọc lại có thể xoăn hơn trước.

Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng

Dưới da đầu, ẩn sâu trong chân tóc là các tế bào mầm tóc. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sợi tóc khỏe mạnh. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, số lượng và chất lượng của tế bào mầm tóc sẽ bị ảnh hưởng. Hậu quả là tóc mọc lên yếu ớt, mỏng manh, dễ gãy rụng. Tóc cũng có thể xuất hiện tình trạng dị dạng như xoăn, cứng và chẻ ngọn.

Các yếu tố tác động từ môi trường

Thời tiết nóng bức khiến da đầu đổ mồ hôi nhiều, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa. Cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường như khói bụi, hóa chất,... trong không khí bám vào da đầu, gây bít tắc chân tóc, làm sợi tóc dị dạng và xơ cứng.

>>> Xem thêm: 11 cách gội đầu từ thiên nhiên mang lại hiệu quả không tưởng

Có nên nhổ bỏ tóc ngứa không?

Tình trạng tóc sâu xuất hiện làm da đầu bạn luôn ngứa ngáy khó chịu, chỉ muốn nhổ đi ngay lập tức. Dù việc nhổ tóc sẽ giúp bạn thoải mái hơn, nhưng các chuyên gia về tóc khuyến cáo chúng ta không nên nhổ tóc xoăn ngứa vì những lý do dưới đây:

Gây tổn thương da đầu

Khi nhổ tóc, bạn có thể vô tình đưa vi khuẩn từ tay vào da đầu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhiễm trùng da đầu có thể gây ra nhiều vấn đề như ngứa ngáy, sưng tấy, rụng tóc. Nếu da đầu bạn đang trong tình trạng đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn sẽ rất dễ viêm lỗ chân lông, tóc mới rất khó mọc.

Tóc mọc ngược và gây ngứa da đầu

Việc nhổ tóc có thể khiến tóc mọc ngược vào trong da đầu hoặc gây mụn mủ. Tóc mọc ngược sẽ gây ngứa ngáy dữ dội và khó chịu hơn so với tóc ngứa xoăn thông thường.

Gây yếu tóc, tăng nguy cơ rụng tóc và hói đầu

Khi nhổ tóc, bạn có thể vô tình làm tổn thương nang tóc do lực nhổ tóc. Nang tóc bị tổn thương có thể khiến tóc mọc yếu hơn, dễ gãy rụng hơn, thậm chí là không mọc lại được. Việc nhổ tóc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc vĩnh viễn, gây hói đầu và mất thẩm mỹ.

>>> Xem thêm: Cách gội đầu bằng dầu dừa cho mái tóc đẹp bất ngờ

 

Nhổ tóc ngứa có thể gây yếu tóc, tăng nguy cơ rụng tóc

Làm tổn thương các sợi tóc khác

Khi nhổ một sợi tóc, lực tác động sẽ ảnh hưởng đến cả vùng xung quanh, khiến các chân tóc lân cận bị lung lay. Điều này làm cho tóc dễ gãy rụng hơn khi bạn chải đầu hoặc gội đầu. Ngoài ra, nhổ tóc có thể gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Hậu quả là vùng da đầu xung quanh sợi tóc xoăn sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến tình trạng tóc yếu ớt và mọc chậm.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách gội đầu bằng dầu oliu đơn giản

Cách điều trị tóc ngứa xoăn (tóc sâu) hiệu quả

Trên thực tế tóc sâu hay tóc ngứa xoăn sẽ rụng sau một thời gian.  Thay vì vội vàng nhổ bỏ tóc sâu, tóc ngứa, bạn hãy tham khảo các phương pháp chăm sóc tóc hiệu quả để nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý để bổ sung dinh dưỡng cho tóc và cân bằng nội tiết tố

Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống như bổ sung thực phẩm giàu estrogen (đậu nành, hạt lanh), vitamin B (trứng, cá hồi, chuối), vitamin E (bơ, hạnh nhân), omega-3 (cá hồi, quả óc chó) và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện lưu thông máu và cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt, cần ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và cân bằng nội tiết tố.

Hạn chế lạm dụng hoá chất làm tóc

Hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa hóa chất mạnh như thuốc duỗi, thuốc uốn, thuốc nhuộm. Nếu bạn cần thiết sử dụng hóa chất, hãy nhớ cần chăm sóc tóc kỹ lưỡng bằng các sản phẩm phục hồi tóc chuyên dụng.

>>> Xem thêm: Dầu gội và xả Palmolive® Thiên Nhiên Dưỡng Tóc Siêu Mượt Chiết Xuất Nha Đam

Giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc

Cuộc sống dù có bận rộn, nhưng để có một mái tóc khỏe mạnh bạn hãy dành thời gian thư giãn mỗi ngày bằng cách luyện tập thể thao, thiền, nghe nhạc, đọc sách, xem phim, hoặc đi dạo.

 

Giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc giúp giảm mọc tóc ngứa xoăn

Chăm sóc và bảo vệ tóc

Chăm sóc và bảo vệ tóc bằng cách sử dụng dầu xả sau khi gội đầu để dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ cứng. Bạn có thể ủ tóc 1-2 lần mỗi tuần với các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, nha đam, mật ong, trứng gà,...Lưu ý, hạn chế sử dụng máy sấy tóc, nên để tóc khô tự nhiên hoặc sấy ở chế độ mát. Đồng thời, bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và các tác nhân gây hại khác.

Câu hỏi thường gặp

Tóc sâu và tóc bạc có giống nhau không?

Câu trả lời là không. Tóc sâu hay tóc ngứa, là hiện tượng các sợi tóc chuyển thành màu bạc hoặc trắng xen kẽ, có kết cấu xoăn cứng và dễ gãy rụng. Tóc sâu thường xuất hiện rải rác, đi kèm cảm giác ngứa da đầu, trong khi tóc bạc thường mọc nhiều và không gây ngứa. Tóc bạc là dấu hiệu lão hóa tự nhiên do do giảm sắc tố melanin, tóc sâu lại bắt nguồn từ tổn thương tóc và da đầu.

Nên sử dụng dầu gội nào cho tóc sâu?

Dầu gội cho tóc sâu (hay tóc ngứa) nên chứa các thành phần như giấm táo, Zinc Pyrithione hoặc Niacinamide. Giấm táo giúp kháng khuẩn và cân bằng độ pH, Zinc Pyrithione hỗ trợ trị gàu và giảm ngứa, Niacinamide dưỡng ẩm, làm dịu da đầu và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Tránh sử dụng dầu gội có tính tẩy mạnh làm tình trạng tóc trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì sao sợi tóc bị sần sùi?

Sợi tóc bị sần sùi thường do thiếu hụt độ ẩm và lớp biểu bì của tóc bị tổn thương. Những tác nhân như ánh nắng gay gắt, khói bụi, nhiệt độ cao từ các dụng cụ tạo kiểu cùng việc lạm dụng hóa chất uốn, nhuộm, duỗi khiến cấu trúc tóc suy yếu. Hệ quả là tóc trở nên khô xơ, chẻ ngọn, mất đi độ mềm mượt tự nhiên.

Với nội dung vừa chia sẻ trên, hy vọng Palmolive đã giúp các bạn đã hiểu rõ hơn về tóc sâu là gì, nguyên nhân và cách điều trị an toàn. Nếu bạn mong muốn sở hữu một mái tóc suôn mượt và chắc khỏe, hãy theo dõi trang Blog Palmolive để nhận thông tin chăm sóc tóc hữu ích.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo trang Sản phẩm dầu gội Palmolive để tìm kiếm các loại dầu gội có chiết xuất từ các dưỡng chất tự nhiên tốt cho tóc và an toàn cho da đầu.

>>> Xem thêm các bài viết:

 



 

Bạn cũng có thể thích